Thủy sản - snn

Chi cục Thủy sản Bạc Liêu khảo sát thực tế tình hình sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (21/02/2023)
Vừa qua, Chi cục Thủy sản tổ chức Đoàn khảo sát thực tế nắm tình hình sản xuất thủy sản, nguồn nước phục vụ sản xuất, khó khăn trong hoạt động sản xuất tại các công ty, Hợp tác xã, hộ nuôi khu vực phía Nam quốc lộ 1A. Trong đợt này, Đoàn công tác do ông Nguyễn Hoàng Xuân - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc và trao đổi về tình hình sản xuất thủy sản tại Công ty cổ phần Việt - Úc Nhà Mát; Công ty TNHH MTV đầu tư sản xuất giống Năm Tịnh; Hợp tác xã Dịch vụ 30/4 và một số cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, hộ dân nuôi tôm trên địa bàn TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, huyện Phước Long.
Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (24/06/2022)
Giải pháp quản lý trong nuôi trồng thủy sản thời điểm giao mùa năm 2022 (06/04/2022)
Nhằm giúp nông dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chủ động trong sản xuất, hạn chế rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế; các cơ quan chuyên môn và ngành chức năng ở địa phương chủ động trong công tác chỉ đạo sản xuất. Ngày 25 tháng 3 năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu ban hành Công văn số 369/SNN-CCTS về việc khuyến cáo giải pháp quản lý sản xuất nuôi trồng thủy sản trong thời điểm giao mùa./.
Mô hình sinh kế thuộc tiểu dự án 10 trên địa bàn 02 xã Vĩnh Thịnh và Long Điền Đông năm 2021 (22/12/2021)
Trong năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh và tác động của dịch bệnh Covid-19 nhưng được sự quan tâm, hỗ trợ của các đơn vị có liên quan và phân công cán bộ kỹ thuật bám sát mô hình, thường xuyên hỗ trợ người dân, ... đã đem lại hiệu quả khả quan, đa số các hộ thực hiện mô hình trình diễn đều có lãi. Đối với mô hình nuôi tôm sú thâm canh - bán thâm canh các hộ có lãi trung bình 60 - 70 triệu đồng/hộ, cao nhất 250 triệu/hộ; đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh - bán thâm canh, các hộ đều có lãi trung bình 50 - 60 triệu đồng/hộ, cao nhất 270 triệu đồng/hộ, không có hộ lỗ vốn.
Đăng ký đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực - một trong những giải pháp phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc tôm nuôi (18/11/2021)
“Truy xuất nguồn gốc thủy sản” là theo dõi, nhận diện một đơn vị sản phẩm thủy sản qua từng công đoạn của quá trình khai thác, nuôi trồng, chế biến và thương mại (Luật Thủy sản 2017). Ngoài ra, Luật cũng khẳng định rõ các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để cơ quan quản lý về thủy sản có định hướng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân đạt hiệu quả và đặc biệt tạo thuận lợi trong hoạt động thực hiện các chính sách hỗ trợ nếu có xảy ra thiên tai, dịch bệnh.
Hỗ trợ nông dân gần 50 triệu đồng/hộ thực hiện mô hình sinh kế năm 2021 (15/07/2021)
Trong khuôn khổ Tiểu dự án 10: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng sinh thái, nâng cao sinh kế, thích ứng biến đổi khí hậu ở huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải và thành phố Bạc Liêu thuộc Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL), Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02 huyện (huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải) và Ủy ban nhân dân 02 xã (xã Vĩnh Thịnh và xã Long Điền Đông) hỗ trợ con giống, thức ăn, trang thiết bị cần thiết cho 80 hộ tham gia Tiểu dự án.
Cơ chế phối hợp liên ngành trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình vi phạm các quy định về chống khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài (01/07/2021)
Theo Ủy ban châu Âu (EC), hiện nay tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài có giảm, nhưng chưa vững chắc và diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do công tác phối hợp giữa các Ban, Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chưa chặt chẽ trong trao đổi thông tin, phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa sớm, điều tra, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm.