Mô hình hiệu quả - snn

Hiệu quả mô hình canh tác lúa bổ sung phân hữu cơ, giảm phân vô cơ (20/02/2023)
Bạc Liêu là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích sản xuất lúa thâm canh 2 - 3 vụ/năm và năng suất lúa đạt được khá cao (diện tích gieo trồng lúa năm 2022 của tỉnh Bạc Liêu là 188.931 ha; năng suất 6,31 tấn/ha; sản lượng lúa 1.192.958 tấn). Tuy nhiên, việc sử dụng phân hóa học với liều lượng cao trong thời gian dài và không cân đối làm cho đất ngày càng nghèo dinh dưỡng, suy giảm độ phì nhiêu của đất, giảm hoạt động của vi sinh vật có ích. Ngoài những tác động xấu đến môi trường thì việc lạm dụng phân vô cơ cũng dẫn tới nhiều vấn đề an toàn thực phẩm như nguy cơ dư lượng kim loại nặng và nitrat trong sản phẩm nông nghiệp.
Mô hình Cánh đồng lớn gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm lúa gạo (20/02/2023)
Sản xuất theo chuỗi giá trị là hướng đi tất yếu trong canh tác nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực lúa gạo. Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp và các ngành có liên quan tăng cường xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với bao tiêu lúa gạo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định.
Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (14/02/2023)
Trong thời gian qua, nhiều tiến bộ kỹ thuật trong ngành nông nghiệp đã được người nông dân từng bước áp dụng vào sản xuất như: Chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, tưới ngập khô xen kẽ, … Tuy nhiên, hiện nay do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, kéo theo dịch hại cũng phát sinh gây hại phức tạp hơn (rầy nâu, rầy phấn trắng, sâu cuốn lá, bệnh cháy bìa lá, …), nông dân lạm dụng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh và phân bón hóa học là mối nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường và an toàn thực phẩm trong bối cảnh giá cả vật tư tăng cao.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp (09/12/2022)
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến đáng kể về ứng dụng công nghệ cao trong một số lĩnh vực, đã tạo ra những kết quả đáng khích lệ về năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, một số địa phương, việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhiều lúng túng, đôi khi bất cập và thiếu tính thực tiễn, dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao, còn tình trạng lãng phí và chưa bền vững. Nguyên nhân một phần do hạn chế về khả năng xác định những yếu tố công nghệ cao phù hợp với nền nông nghiệp còn nhỏ lẻ, tự phát và hạn chế về năng lực đầu tư tài chính, … Để góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
Cải thiện kinh tế nông hộ từ Mô hình nuôi vịt trong ruộng lúa kết hợp thả cá đồng (03/06/2022)
Mô hình nuôi vịt trong ruộng lúa kết hợp thả cá đồng của bác Hồ Thanh Tổng, ấp Ninh Bình, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả cao gấp 2-3 lần so với sản xuất lúa thông thường, đây được xem là 1 trong các mô hình phát triển bền vững trong điều kiện biến đối khí hậu hiện nay.
Tập huấn kỹ thuật vận hành và sử dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật (04/03/2022)
Trong 02 ngày (ngày 22 và 23/02/2022), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu phối hợp với công ty cung cấp thiết bị bay tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật vận hành và sử dụng máy bay không người lái” cho cán bộ khuyến nông và chủ nhiệm/thành viên hợp tác xã (HTX) tham gia chương trình bảo vệ và phát triển cây lúa nước năm 2021, nhằm giúp học viên hiểu biết về kỹ thuật vận hành, sử dụng và bảo trì máy bay không người lái ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Mô hình tôm – lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm (17/02/2022)
Trong năm 2021, hợp tác xã Vinh Phát, ấp Tà Suôl, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân được đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú – lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm thuộc dự án khuyến nông Trung ương với định mức đầu tư hỗ trợ 16 hộ/16 ha; hình thức đầu tư hỗ trợ 50% tôm sú giống gia hóa, lúa giống ST24, vật tư, vi sinh EM, phân bón hữu cơ, …
Hiệu quả từ thả tôm giống chất lượng cao, áp dụng ương gièo trong mô hình tôm – lúa (14/02/2022)
Mô hình tôm – lúa là một trong những mô hình hiệu quả, mang tính bền vững được nông dân vùng phía Bắc Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu thực hiện phổ biến. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong sản xuất của người dân chưa nhiều, chủ yếu vẫn canh tác theo tập quán cũ như: Chưa quan tâm tới chất lượng tôm giống, thả tôm nhiều lần trong vụ nuôi và thả thẳng không ương (gièo); chưa tuân thủ lịch thời vụ ngành chuyên môn khuyến cáo, một bộ phận nông dân chưa am hiểu các thông tin kỹ thuật mới, … nên hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình này nhiều năm qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.
Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển mô hình lúa – tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (14/02/2022)
Thực hiện chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ, giai đoạn đầu thực hiện chuyển đổi năm 2000, diện tích sản xuất mô hình lúa – tôm của tỉnh Bạc Liêu còn thấp khoảng 12.856 ha (trong đó nông dân tự phát canh tác khoảng 5.861 ha) và rất khó khăn trong sản xuất. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện chuyển đổi, tỉnh đã từng bước đầu tư hạ tầng, điều tiết nước hợp lý, tuyên truyền tập huấn kỹ thuật, nhân rộng mô hình cho người dân nên diện tích canh tác mô hình lúa - tôm tăng qua từng năm (năm 2015 diện tích đạt 29.607 ha (tăng 16.751 ha so với năm 2000), năm 2021 diện tích đạt 39.404 ha (tăng 10.000 ha so với năm 2015), lợi nhuận cao hơn 15 - 30% so với độc canh cây lúa và tăng qua từng năm (năm 2019: 50 triệu/ha/năm; năm 2021: Từ 120-130 triệu/ha/năm). Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình này còn gặp một số khó khăn, hạn chế như:
Mô hình canh tác rau an toàn (14/02/2022)
Trong năm 2021, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu triển khai thực hiện mô hình Canh tác rau an toàn trên đất rẫy tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Nông dân tham gia mô hình được tập huấn một số kỹ năng như: Hiểu các cấp độ rau và phương thức sản xuất rau; xác định các yếu tố gây ô nhiễm trên rau và biện pháp khắc phục; hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác rau an toàn; sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả trong bối cảnh thị trường giá cả phân bón tăng cao; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả; điều kiện chứng nhận sản phẩm rau an toàn.