Khuyến nông-Khuyến ngư - snn

Huấn luyện kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bay phun thuốc cho thành viên hợp tác xã (15/11/2022)
Trong khuôn khổ chương trình bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện 300 ha theo hướng hữu cơ trên đất chuyên lúa trong vụ Đông Xuân 2022 – 2023 với mục tiêu canh tác giống lúa thơm chất lượng cao đạt năng suất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; tăng lợi nhuận trên cùng diện tích. Đồng thời tiếp tục củng cố hình thức sản xuất theo cộng đồng và chuỗi liên kết tiêu thụ lúa với quy mô lớn, ổn định, bền vững, trong đó, đã hỗ trợ 04 máy bay phun thuốc cho 04 hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Phước Long và thị xã Giá Rai.
Nông dân tập trung xuống giống lúa ST25 trên đất tôm - lúa (20/09/2022)
Từ đầu tháng 8/2022 đến nay, mưa nhiều và nguồn nước ngọt dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chủ động rửa mặn, chuẩn bị cho vụ sản xuất lúa trên đất tôm - lúa. Theo Lịch thời vụ của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, khâu rửa mặn cần thực hiện ngay từ đầu mùa mưa, tức là từ tháng 7 để đảm bảo độ mặn trong ruộng ổn định ở mức dưới 1‰ khi gieo sạ. Tập trung gieo sạ trong tháng 9 để thu hoạch vào tháng 12 đến trước Tết Nguyên đán.
Nhân rộng diện tích canh tác lúa ST25 (15/08/2022)
Vượt qua nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19, giá phân bón tăng, tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất lúa trên đất tôm năm 2021 với 39.404 ha (đạt 103,01% so với kế hoạch), các giống chủ lực như ST24, ST25, Một bụi đỏ, BTE-1, ... Trong đó, nông dân đã mở rộng sử dụng giống lúa thơm ST24, ST25 với diện tích lên đến gần 10.000 ha. Việc khuyến khích nông dân đưa vào sản xuất giống lúa này nằm trong chiến lược xây dựng thương hiệu “Lúa thơm - Tôm sạch” của tỉnh Bạc Liêu. Đặc biệt, thành công của mô hình “Nhân rộng giống lúa ST24, ST25 trên đất tôm - lúa” trong năm 2020 và mô hình “Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất tôm sạch – lúa an toàn và hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định bền vững” năm 2021 do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu triển khai đã tạo bước đột phá vượt trội về năng suất, chất lượng, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân vùng chuyển đổi tôm - lúa.
Thành lập Hợp tác xã Dịch vụ thương mại Nông nghiệp – Thủy sản Phước Long (21/06/2022)
Những năm gần đây, cùng với sự đầu tư của toàn ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, mô hình sản xuất lúa – tôm đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhâp và cải thiện đời sống của đa số nông dân trên địa bàn huyện Phước Long nói chung và xã Phước Long nói riêng. Tuy nhiên mô hình sản xuất lúa - tôm vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, hiệu quả và lợi thế của địa phương, các hộ sản xuất vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức như: Sản xuất chưa đồng loạt, các dịch vụ đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm với chất lượng và giá cả không ổn định, sản phẩm có sự chênh lệch, thiếu đồng nhất về chất lượng, thiếu vốn sản xuất và việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (03/06/2022)
Tình trạng hạn mặn diễn biến ngày càng phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bạc Liêu đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, trong đó nông dân trồng lúa trực tiếp bị ảnh hưởng do chi phí sản xuất tăng cao, với mục tiêu giúp nông dân tiếp cận với nhiều tiến bộ kỹ thuật, nâng cao kỹ thuật canh tác cũng như có sản phẩm phân bón phù hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa nhẳm giúp nông dân ứng phó với những khó khăn do biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt, đồng thời tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa.
Ứng dụng máy sạ lúa theo khóm: Hiệu quả và “cách mạng” giảm giống (31/05/2022)
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc đưa cơ giới hóa vào khâu gieo sạ như: Chi phí máy móc cao, tập quán sạ dày còn ăn sâu trong nhận thức của nông dân. Tuy nhiên, với nỗ lực của cả ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương, tỉnh Bạc Liêu đã từng bước xây dựng nhiều mô hình ứng dụng biện pháp cấy, gieo sạ theo khóm (hay còn gọi là sạ cụm) vào sản xuất nhằm thay đổi tư duy cũng như tập quán canh tác của nông dân. Các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh như: Dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa” giai đoạn 2017 – 2019, dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ khóm trong sản xuất lúa tại tỉnh Bạc Liêu” giai đoạn 2020 – 2022 do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu chủ trì đã đạt được những kết quả nổi bật là hiệu quả giảm giống, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa do máy sạ khóm mang lại.
Nhân rộng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao (23/11/2021)
Nhằm hướng tới canh tác các giống lúa chất lượng cao như OM 18, Đài Thơm 8, Nàng Hoa 9 đạt năng suất; phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; tăng lợi nhuận trên cùng diện tích. Đồng thời tiếp tục củng cố hình thức sản xuất theo cộng đồng và chuỗi liên kết tiêu thụ lúa với quy mô lớn, ổn định, bền vững.
Chương trình đồng hành cùng nhà nông: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trong mô hình tôm - lúa (02/11/2021)
Chuyển giao giống lúa cho nông dân huyện Phước Long và Hồng Dân để sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm (30/09/2021)
Lại thêm một mùa vụ nữa, giống lúa ST24, ST25 sắp bắt đầu bén rễ trên vùng đất lúa - tôm, từ ngày 06 đến ngày 14/9/2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Long và UBND xã Phước Long cấp giống lúa đợt 1 với số lượng 43.590 kg lúa giống ST25 cho nông dân canh tác tại 3 ấp: Phước Thành, Phước Hậu và Phước Thọ Tiền; 32.990 kg lúa giống ST24 tại 6 ấp: Phước Ninh, Phước Thạnh, Phước Trường, Phước Tân, Phước Thọ Hậu và Phước Thọ. Đây là chương trình nhân rộng diện tích sản xuất lúa ST24, ST25 trên vùng đất tôm – lúa (thuộc chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu) do Trung tâm Khuyến nông chủ trì thực hiện với quy mô 1.500 ha trên địa bàn xã Phước Long và thị trấn Phước Long, huyện Phước Long. Trong đó xã Phước Long thực hiện với diện tích 765,8 ha. Với định mức 100 kg lúa giống/ha, Nhà nước sẽ hỗ trợ 50%, 50% còn lại vận động doanh nghiệp đối ứng hỗ trợ nông dân đến cuối vụ thu hồi. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid -19, một số nơi doanh nghiệp không đến triển khai được nên Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với địa phương vận động nông dân tự góp vốn phần giống còn lại để đảm bảo yêu cầu sản xuất.
Mô hình sinh kế nuôi tôm sú mật độ 15 con/m2 xen cua, cá (30/07/2021)
Năm 2021, các xã An Phúc, Định Thành, An Trạch và xã An Trạch A, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu là những địa phương được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đầu tư thực hiện “Mô hình nuôi tôm sú mật độ 15 con/m2 xen cua, cá”, thuộc tiểu dự án 10: “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng sinh thái, nâng cao sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Hòa Bình, Đông Hải và thành phố Bạc Liêu” thuôc dự án: “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long” (ICRSL).