Liên kết web
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng sản xuất lúa ST 24

Khuyến nông-Khuyến ngư
Thứ ba, 16/06/2020, 10:02
Màu chữ Cỡ chữ
Xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng sản xuất lúa ST 24

 

              
              Tập huấn cho nông dân tại huyện Phước Long.   Ảnh: Dung Ngọc
 
(1) Xây dựng mô hình thí điểm canh tác giống lúa ST 24 trên đất lúa 2 vụ/năm với quy mô 60 ha, triển khai tại 04 huyện (huyện Vĩnh Lợi 10 ha, Hòa Bình 10 ha, Phước Long 15 ha và huyện Hồng Dân 15 ha) và thị xã Giá Rai 10 ha,. Hỗ trợ 50% lúa giống, vật tư trị giá 2.256.000 đồng bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Mức hỗ trợ tối đa là 01ha/hộ. Tổ chức 05 lớp tập huấn với 30 người/lớp về quy trình kỹ thuật canh tác lúa ST 24 cho nông dân trong và ngoài mô hình. Bên cạnh đó, tổ chức 05 cuộc hội thảo liên kết chuỗi với 40 người/cuộc, trong đó đơn vị triển khai dự án là Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các đơn vị có liên quan và địa phương mời các công ty, doanh nghiệp tham gia hội thảo đối thoại cùng nông dân để thực hiện dịch vụ cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm lúa cho nông dân.
(2) Phát triển mô hình canh tác giống lúa ST 24 trên đất sản xuất tôm - lúa vùng Bắc Quốc lộ 1A với quy mô 3.500 ha, triển khai tại 02 huyện (huyện Phước Long 1.500 ha và huyện Hồng Dân 1.500 ha) và thị xã Giá Rai 500 ha. Hỗ trợ 50% lúa giống, 500.000 đồng thuốc BVTV/ha. Mức hỗ trợ tối đa 02 ha/hộ. Đặc biệt, thực hiện thí điểm hệ thống ương tôm trên hồ tròn nổi nhằm mục đích hướng dẫn nông dân cách ương (vèo) tôm giống tập trung giai đoạn đầu (20 – 25 ngày) giúp tăng tỷ lệ sống, nâng cao năng suất tôm nuôi. Hỗ trợ 06 hồ/03 huyện, thị xã (thể tích 50 m3/hồ). Tổ chức 70 lớp tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác giống ST 24 với 50 người/lớp cho nông dân canh tác tôm – lúa trong vùng và 03 cuộc hội thảo liên kết chuỗi với 100 người/cuộc.
Gạo ST 24 lọt top 3 "Gạo ngon nhất thế giới" tại Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về thương mại gạo tổ chức tại Macau (Trung Quốc) năm 2017, có thị trường lớn cả xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Giống có thời gian sinh trưởng từ 105 - 110 ngày, nở bụi và khả năng chống chịu phèn, mặn tốt. Thấy được những thế mạnh đó nên ngoài diện tích được hỗ trợ trong kế hoạch, nông dân rất quan tâm và mong muốn đầu tư sản xuất thêm trên đất của mình giống lúa đặc sản này. Trong quá trình triển khai, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân, kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ giống, xây dựng một hệ thống kết nối thu mua và bao tiêu sản phẩm ổn định, giúp cho nông dân an tâm sản xuất để đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tuyên truyền nông dân giảm giống, khuyến khích ứng dụng cơ giới trong khâu gieo sạ, cụ thể là sử dụng máy sạ khóm (cụm) nhằm thay đổi thói quen sạ tay, sạ dày để hạn chế việc sử dụng nhiều thuốc BVTV không cần thiết. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hình thức cộng đồng với khối lượng hàng hóa lớn và tập trung.
Việc canh tác giống chất lượng cao và áp dụng cơ giới khâu gieo sạ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hứa hẹn không chỉ giúp tăng thu nhập cho người trồng lúa mà còn góp phần thực hiện thành công các chuỗi bao tiêu sản xuất lúa gạo của địa phương./.
Dung Ngọc

Số lượt xem: 806

Tin đã đưa
© SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823826. Fax: 02913.823944  Email: snnptnt@baclieu.gov.vn