Liên kết web
Thống kê truy cập

null Tăng cường công tác chỉ đạo chăm sóc, bảo vệ lúa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020

Trồng trọt
Thứ sáu, 31/01/2020, 13:43
Màu chữ Cỡ chữ
Tăng cường công tác chỉ đạo chăm sóc, bảo vệ lúa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020

 

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, trên trà lúa Thu Đông muộn, lúa Mùa muộn và lúa Đông Xuân có các đối tượng phát sinh gây hại như: Rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá, sâu cuốn lá nhỏ, chuột… Dự báo sâu, bệnh hại có khả năng phát sinh gây hại mạnh vào những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán (lưu ý: Rầy nâu nở tập trung từ ngày 18/01 đến 25/01/2020 với mật số cao, thời gian phòng trừ hiệu quả từ ngày 20/01 đến 27/01/2020); thời điểm này cán bộ được nghỉ Tết, nông dân vui xuân, đón tết, ít quan tâm đến đồng ruộng nên nguy cơ ruộng lúa bị mặn xâm nhập, cháy rầy, cháy do bệnh trong và sau Tết là rất cao.
Để chăm sóc và bảo vệ tốt trà lúa Thu Đông muộn, lúa Mùa muộn, lúa Đông Xuân trước, trong và sau Tết, các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện tốt một số công việc sau:   
1. Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn nắm chặt tình hình rầy nâu, sâu, bệnh, mặn xâm nhập trên lúa Thu Đông muộn, lúa Mùa muộnlúa Đông Xuân; phối hợp với cơ quan truyền thông thông báo rộng rãi tình hình diễn biến mặn, rầy nâu, sâu,bệnh hại trên đồng ruộng trước, trong và sau Tết cho nông dân biết để chủ động phòng trừ; xác định những nơi lúa bị nhiễm rầy nâu, sâu, bệnh có khả năng bùng phát gây hại nặng, vận động nông dân ra quân phun thuốc đồng loạt diệt trừ, phòng ngừa bệnh cho lúa trước khi nghỉ Tết.
2. Cử cán bộ trực trong những ngày nghỉ Tết, phân công cán bộ kiểm tra đồng ruộng, vận động nông dân vui xuân đón Tết nhưng không quên chăm sóc đồng ruộng, thăm đồng phát hiện rầy nâu, sâu, bệnh hại lúa để chủ động phòng trừ kịp thời, hiệu quả; xử lý ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ cho lúa trước khi nghỉ Tết; không để lúa bị nhiễm mặn, cháy rầy hay cháy do bệnh trước, trong và sau Tết.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Thủy lợi chỉ đạo các bộ phận chuyên môn xác định những vùng có khả năng mặn xâm nhập cao; kiểm tra cống, đập ngăn mặn, kiểm tra độ mặn trên kênh, mương, ở những vùng cận mặn, nơi các đầu cống, đầu kênh cùng không thoát nước được; thông báo tình hình diễn biến nước mặn, ngọt kịp thời cho nông dân biết để chủ động sử dụng nước tưới, tiêu cho sản xuất; hướng dẫn nông dân kiểm tra độ mặn nước trước khi bơmtrữ nước ngọt trên đồng ruộng, sử dụng nước tiết kiệm như khuyến cáo, chia sẻ nguồn nước cho khu vực cuối nguồn; bón phân cân đối đảm bảo cho lúa sinh trưởng phát triển tốt; không để nước mặn làm thiệt hại lúa, rau, màu trước, trong và sau Tết./.
(Nguồn: Công văn số 39/SNN-TTBVTV ngày 16/01/2020 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bạc Liêu)

 

Nguyễn Văn Bo

Số lượt xem: 477

Tin đã đưa
© SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823826. Fax: 02913.823944  Email: snnptnt@baclieu.gov.vn