Liên kết web
Thống kê truy cập

null Tập huấn Quản lý sâu đầu đen hại dừa (Osipina arenosella) bằng biện pháp sinh học

Trồng trọt
Thứ hai, 07/11/2022, 10:23
Màu chữ Cỡ chữ
Tập huấn Quản lý sâu đầu đen hại dừa (Osipina arenosella) bằng biện pháp sinh học

Theo báo cáo sinh vật gây hại của Cục Bảo vệ thực vật, sâu đầu đen xuất hiện đầu tiên tại Bến Tre vào ngày 20/7/2020, đến trung tuần tháng 10/2022 tổng số diện tích nhiễm 1.083 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long,

Ấu trùng sâu đầu đen.   Ảnh: Phùng Như

Sâu đầu đen có tên khoa học là Opisina arenosella, thuộc họ bướm đêm (Oecophoridae), bộ cánh vảy (Lepidoptera). Trứng sâu đầu đen có hình cầu, màu trắng đục, sắp nở chuyển màu hồng. Trứng được đẻ rải rác ở mặt dưới lá. Giai đoạn trứng kéo dài từ 4 – 5 ngày. Ấu trùng sâu đầu đen có màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến hồng nhạt, có 3 đường màu nâu chạy dọc trên lưng, cơ thể sâu nhỏ dần từ đầu đến ngực và bụng. Ấu trùng thường có 5 tuổi. Tuy nhiên, trong điều kiện phòng thí nghiệm ấu trùng có thể trải qua 8 giai đoạn phát triển trong vòng 46 ngày. Ấu trùng hoá nhộng ngay trên lá chét của tàu dừa, chúng nhả tơ kết lại từ các mảnh vụn (chất thải của ấu trùng) thành kén và hoá nhộng bên trong, nhộng có màu nâu nhạt và chuyển sang màu nâu sẫm lúc sắp nở. Giai đoạn nhộng có thể kéo dài từ 9 – 11 ngày ở nhiệt độ phòng. Sâu đầu đen gây hại bằng cách ăn phần biểu bì và trung bì mặt dưới lá dừa, sâu ăn tới đâu nhả tơ và thải phân tới đó, tơ phủ thành đường hầm bao quanh cá thể sâu nên phun thuốc rất khó phòng trừ vì thuốc khó tiếp xúc trực tiếp với sâu.

Quang cảnh buổi tập huấn.   nh: Phùng Như

Sâu đầu đen là đối tượng sâu hại mới rất nguy hiểm, rất khó phòng trừ bằng biện pháp hoá học. Trước tình hình đó, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã tổ chức lớp tập huấn “Quản lý sâu đầu đen hại dừa (Osipina arenosella) bằng biện pháp sinh học” cho 36 cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố của các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, ... Lớp tập huấn diễn ra hai ngày (ngày 24 và ngày 26/10/2022) tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam.

Phóng thích bọ đuôi kìm.      Ảnh: Phùng Như

Qua lớp tập huấn, cán bộ kỹ thuật nắm được các đặc điểm sinh học, hình thái và triệu chứng gây hại của sâu đầu đen trên dừa; biện pháp quản lý, phương pháp điều tra sâu đầu đen hại dừa; nhân nuôi, phóng thích ong ký sinh và bọ đuôi kìm trong quản lý sâu đầu đen. Đây là đối tượng dịch hại mới đối với nước ta, chưa có nhiều tài liệu cụ thể trong nước để khuyến cáo phòng trừ. Qua lớp tập huấn giúp cán bộ kỹ thuật nâng cao công tác dự tính, dự báo sâu đầu đen hại dừa, chủ động công tác phòng chống dịch trong thời gian tới./.

Phùng Như

Số lượt xem: 662

Tin đã đưa
© SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823826. Fax: 02913.823944  Email: snnptnt@baclieu.gov.vn