null
Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
995 Views
Chương trình hoạt động
Thứ hai, 05/07/2021, 13:59
Màu chữ
Cỡ chữ
Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
Trong 5 năm qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức 110 cuộc thông tin, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động về các nội dung của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nhất là thông tin về cơ hội, thách thức và những yêu cầu phải đáp ứng khi tham gia và thực hiện các FTA thế hệ mới.
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tại chi nhánh Công ty cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu. Nguồn: https://www.sggp.org.vn
Theo chức năng quản lý nhà nước được giao, ngành nông nghiệp đã đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách; đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Quyết định, Kế hoạch có liên quan để triển khai thực hiện các FTA thế hệ mới có hiệu quả; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Ngành cụ thể như:
Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định bãi bỏ, chuẩn hóa và sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính mới, phù hợp (kết quả còn 88 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bạc Liêu, với 45 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 09 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4); kể từ 2016 – 2020 đã thực hiện tiếp nhận và trả kết quả 6.944 hồ sơ.
Duy trì Tổ Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo Quyết định số 291/QĐ-SNN ngày 09/6/2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, tiếp tục hỗ trợ các Công ty, doanh nghiệp xây dựng phương án, kế hoạch, hợp đồng liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm; phối hợp các hợp tác xã vận động nông dân tham gia cánh đồng lớn, liên kết với các công ty; giám sát tình hình các doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vào các mô hình liên kết sản xuất.Tiếp tục tạo điều kiện cho 06 Công ty, doanh nghiệp thuê 890 ha đất nuôi trồng thủy sản và 04 doanh nghiệp thuê 113 ha đất sản xuất giống; 07 doanh nghiệp nhận khoán quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển Đông theo hướng vừa bảo tồn đa dạng sinh học vừa kết hợp du lịch sinh thái, với quy mô 770,93 ha.Cấp giấy phép cho 66 công ty, doanh nghiệp tổ chức 300 cuộc hội thảo quảng bá về giống, thức ăn, sản phẩm cải tạo, xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản đúng quy định, với trên 23.280 người tham dự; tổ chức 77 lớp tập huấn xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho 2.828 đối tượng là chủ cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thủy sản và người trực tiếp sản xuất sản phẩm thủy sản, đã kiểm tra và cấp giấy xác nhận cho 2.538 người.Tuyên truyền Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đến các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời yêu cầu các cơ sở ký cam kết nói không với tạp chất và không sử dụng hóa chất, phụ gia cấm.
Thực hiện các đợt quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi tôm ở vùng đệm (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) hỗ trợ Công ty Cổ phần Việt Úc giám sát chuỗi sản xuất tôm vùng đệm đảm bảo an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu; xác nhận 11 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm của 27 cơ sở. Tổ chức 16 lớp đào tạo về kỹ năng tổ chức sản xuất, quản lý tài chính, quản trị kinh doanh, thị trường, xây dựng thương hiệu, ... cho các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP. Đến năm 2020, có 68 sản phẩm OCOP đã được công nhận (trong đó có 52 sản phẩm đạt 3 sao và 16 sản phẩm đạt 4 sao).Triển khai thực hiện Đề án“Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước”; tuyển chọn được 09 doanh nghiệp đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 29/9/2020 của UBND tỉnh phê duyệt danh mục dự án vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu). Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, Đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.
Bố trí sử dụng đất hợp lý; thực hiện chính sách về quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ,từ năm 2016 - 2019, đã sử dụng tổng kinh phí 435.346,64 triệu đồng hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông nông thôn, thủy lợi trên địa bàn các xã sản xuất lúa; hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, mở rộng diện tích lúa trên đất tôm – lúa. Đến nay, đã xây dựng được 38 cánh đồng lúa lớn, diện tích canh tác 19.855ha (tăng 29 cánh đồng và tăng 17.176 ha so với năm 2016), có 23 Công ty, đơn vị và 650 hộ dânđang đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh và 02 giai đoạn.
Thực hiện đầu tư các công trình thủy lợi; xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng sản xuất tập trung (cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến và vùng sản xuất lúa – tôm; dự án thủy lợi khắc phục hạn hán, chống xâm nhập mặn; tháo chua, rửa mặn phục vụ sản xuất kết hợp giao thông);các công trình phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (các công trình đê, kè; các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; công trình nâng cấp cảng cá và đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá).
Sử dụng hợp lý tài nguyên (đất đai, nguồn nước, lao động, vốn đầu tư, khoa học và công nghệ, ...); giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường do việc khai thác các nguồn lực cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản liên quan tới sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất xử lý môi trường; xử lý chất thải chăn nuôi, áp dụng hệ thống quản lý kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm đất và nước từ chất thải chăn nuôi và phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ các phụ phẩm của ngành chăn nuôi; xử lý chất thải tại các làng nghề nông thôn.
Một số kết quả nổi bật đạt được trong 5 năm qua là luôn hoàn thành đạt và vượt một số chỉ tiêu cơ bản của ngành nông nghiệp; đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh và góp phần cùng cả nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; mỗi năm cung cấp trên 500.000 tấn lúa, trên 100.000 tấn thủy sản phục vụ tiêu dùng và chế biến, xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ chủ yếu cho tỉnh. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống dân sinh khu vực nông thôn./.