Liên kết web
Thống kê truy cập

null Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

Trồng trọt
Thứ hai, 30/03/2020, 09:05
Màu chữ Cỡ chữ
Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

 

Về chế biến xuất khẩu: Sản lượng chế biến thủy sản đông lạnh đạt 21.628 tấn (đạt 21,26%KH, tăng 7,20% CK); muối Iod đạt 1.597,5 tấn (đạt  15,74% KH, tăng 5,94% CK); muối tinh chế đạt 1.815,5 tấn (đạt 16,58% KH, tăng 14,91% CK); xay xát lúa gạo đạt 162 ngàn tấn (đạt 23,48% KH, tăng4,72% CK). Toàn tỉnh hiện có 23 nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất thiết kế gần 135 ngàn tấn/năm; 27 kho lạnh, công suất bảo quản 4.470 tấn thủy sản; 49 nhà máy xay xát và lau bóng gạo xuất khẩu, tổng công suất xay xát 3.376 tấn/ngày và lau bóng 96 tấn/ngày; 02 nhà máy chế biến muối, tổng công suất 36.750 tấn/năm.
    
        Chế biến thủy sản xuất khẩu.   Ảnh: Phan Thanh Cường
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đang gặp một số khó khăn do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19, cụ thể:
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh 3 tháng đầu năm 2020 tăng ít so với cùng kỳ (kim ngạch xuất khẩu tăng 6,01% so với cùng kỳ), nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào mặt hàng thủy sản; trong những tháng đầu năm 2020 giá xuất khẩu bình quân khoảng 10,3 USD/kg, tăng 7% so với cùng kỳ (năm 2019 khoảng 9,6 USD/kg). Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 cũng làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của tỉnh như: Một số doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cũng giảm khoảng 10 - 20% so với cùng kỳ; việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 ở các cửa khẩu nghiêm ngặt, nên doanh nghiệp xuất khẩu cũng tạm ngưng xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh vẫn duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống để tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu, như: Nhật Bản, EU, Hoa kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông, ... và tiếp tục mở rộng thêm các thị trường mới ở các nước Châu Á.
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, thị trường đầu ra tôm nuôi trên địa bàn Bạc Liêu không chỉ khó bán mà giá giảm sâu khiến người nuôi không khỏi lo lắng (giảm khoảng 15 - 20% tùy theo kích cỡ tôm). Dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng của tới thị trường tiêu thụ tác động đến tâm lý người dân chờ giá, thị trường mới tiếp tục thả nuôi.
- Việc dự trữ hàng thủy sản tại các doanh nghiệp rất ít do thiếu vốn nên việc thu mua tôm để chế biến lưu kho rất hạn chế từ đó nguồn tôm nguyên liệu trong dân rất khó tiêu thụ. Lãi suất cho vay tại các ngân hàng khá cao so với hạch toán kinh tế sản xuất kinh doanh trong thời điểm hiện tại.
- Tình hình công nhân làm việc trong lĩnh vực thủy sản đang giảm khoảng 70% do thời điểm hiện tại các công ty đang hoạt động cầm chừng vì khó khăn trong xuất khẩu.
- Những đối tác người Trung Quốc liên doanh, liên kết hợp tác trong lĩnh vực thủy sản đang gặp rất nhiều trở ngại do tình hình dịch bệnh nên chưa thể đến Bạc Liêu để tiếp tục hợp tác sản xuất.
Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới sẽ thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
- Tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19 có các biện pháp ứng phó kịp thời. Hướng dẫn nông, ngư dân tuân thủ quy hoạch sản xuất được phê duyệt, tuân thủ Quy trình và khung lịch thời vụ sản xuất của ngành khuyến cáođể sản xuất có hiệu quả và hạn chế rủi ro.Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản, kịp thời thông tin thị trường và hướng dẫn người dân chủ động trong sản xuất(tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh ngành nông nghiệp sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp).
- Hướng dẫn người dân chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và động vật khác (ngoài việc ảnh hưởng tiêu thụ do dịch Covid-19 thì dịch cúm gia cầm H5N1có nguy cơ xuất hiện tại tỉnh). Tăng cường công kiểm dịch động vật tại các chốt kiểm dịch động vật xuất nhập tỉnh, tiến hành tiêu độc trùng diện rộng trên phạm vi toàn tỉnh để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân (nhất là tình hình dịch bệnh như hiện nay khó xuất khẩu hàng nông sản). Bên cạnh đó, hướng dẫn người dân thường xuyên theo dõi tình hình và trao đổi với các công ty, doanh nghiệp để nắm bắt cụ thể nhu cầu để đảm bảo sau dịch bệnh có nguồn nguyên liệu tốt nhất cung cấp cho thị trường.
- Xây dựng thêm nhiều cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm và chế biến gạo xuất khẩu. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Tiếp tục thông tin, tuyên truyền những văn bản chỉ đạo của cấp trên đến các doanh nghiệp biết, để doanh nghiệp yên tâm, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến xuất khẩu các mặt hàng mới vào các thị trường mới, nhằm đa dạng hóa mặt hàng và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đồng thời tích cực làm việc với các ngành chức năng và các địa phương, để phối hợp thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị, nhằm góp phần giảm nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước, kích thích sản xuất phát triển.
- Ngành thuế nghiên cứu có giải pháp miễn, giảm, hoãn hoặc gia hạn nộp thuế để các công ty, doanh nghiệp có vốn tái sản xuất, kinh doanh, trả lương người lao động.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có giải pháp kéo dài thời gian đáo hạn, giảm lãi suất ngân hàng cho các công ty, doanh nghiệp, cơ sở trong giai đoạn hiện nay (tạo điều kiện để mua hàng dự trữ và giải quyết công ăn việc làm cho công nhân). Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn vay tín dụng để phát triển sản xuất, liên kết, chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân./.
                                                                                    Phạm Văn Mười

Số lượt xem: 504

Tin đã đưa
© SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823826. Fax: 02913.823944  Email: snnptnt@baclieu.gov.vn