Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân
Quang cảnh diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu năm 2019
Qua các hoạt động trên đã góp phần chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đến nông dân, từ đó hiệu quả sản xuất từng bước được nâng cao và ổn định. Bên cạnh những kết quả đạt được, còn không ít khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến công tác thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cụ thể như: Việc ghi hình để thực hiện các chuyên mục về nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh; khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật của nông dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nông dân ở vùng sâu, vùng xa;tập quán sản xuất cũ, dựa vào kinh nghiệm và tin vào thuốc mà bỏ qua yếu tố kỹ thuật, quản lý, ... Trong thời gian tới, để công tác thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất đạt hiệu quả cao, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đối với công tác thông tin tuyên truyền
Tập trung thực hiện chuyên mục khuyến nông ở các lĩnh vực trọng tâm, thế mạnh của tỉnh, phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của địa phương, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển ổn định bền vững, lồng ghép vào các chuyên mục giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu đạt sản phẩm OCOP của tỉnh, …
Lãnh đạo của các đơn vị thực hiện chuyên mục thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ mình từ khâu xây dựng đề cương, thời gian, địa điểm thực hiện đúng theo kế hoạch và có đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm sau khi thực hiện.
Các bài viết đăng trên các báo, Website đảm bảo chất lượng, mang tính thời sự và kịp thời, đặc biệt chú trọng thông tin về nông thôn mới, những mô hình gắn với chuỗi liên kết, sản phẩm đạt OCOP, ...
Thứ 2, đối với công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ
Tập trung đầu tư nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ(KHCN), giải quyết các vấn đềcấp thiết, bức xúc của ngành để tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, không đầu tư dàn trải.
Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao KHCN phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, nhất là phải đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu và mang tính bền vững.
Áp dụng phương pháp chuyển giao, tập huấn có sự tham gia, lấy người học làm trung tâm, tập huấn thực tế tại hiện trường như phương pháp tập huấn FFS để nông dân tự tác động lẫn nhau, đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật cho vùng chuyển đổi tôm – lúa, tôm siêu thâm canh, sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
Cập nhật, cải tiến tài liệu tập huấn theo hướng gọn nhẹ, lồng ghép nhiều hình ảnh để tạo sự sinh động, dễ nhìn, dễ nhớ và nhớ lâu.
Tập trung vào việc áp dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tăng cường phổ biến tiến bộ kỹ thuật mới, thông tin thị trường nông nghiệp, các tiêu chuẩn, chính sách khuyến khích liên kết theo chuỗi, mô hình cánh đồng lớn, nuôi tôm công nghệ cao, …; thông tin về thời tiết,bệnh dịch, giảm thiểu khí thải và thích ứng với biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, xâm nhập mặnnhư hiện nay nhằm giúp nông dân, doanh nghiệp chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Thứ 3, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
Mở rộng ngành nghề đào tạo phù hợp với tình hình phát triển của địa phương và nhu cầu của người học.
Cải tiến, hoàn chỉnh hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo và phương pháp giảng dạy theo hướng gọn nhẹ, dễ hiểu, phù hợp hơn nhằm trang bị tốt cho học viên những kiến thức, kỹ năng thực hành nghề.
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnhđể người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề.
Cần có chính sách hỗ trợ nông dân để nông dân có thể mở rộng sản xuất sau khi được đào tạo; hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục cho người lao động vay vốn sản xuất.
Thứ tư, công tác phối hợp thực hiện: Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa Trung tâm Khuyến nông với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu;Trung tâmDịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các huyện, thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu; các đơn vị trong Ngành Nông nghiệp; các cấp Hội, đoàn thể trong việc thực hiện công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin tuyên truyền và thực hiện các chương trình, dự ántrên các lĩnh vựcNgành góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững./.