null
Kết quả sản xuất 9 tháng đầu năm và một số giải pháp thực hiện 3 tháng cuối năm 2020 về phát triển nông nghiệp và nông thôn
2133 Views
Bản tin ngành
Thứ sáu, 25/09/2020, 08:35
Màu chữ
Cỡ chữ
Kết quả sản xuất 9 tháng đầu năm và một số giải pháp thực hiện 3 tháng cuối năm 2020 về phát triển nông nghiệp và nông thôn
1. Kết quả sản xuất 9 tháng đầu năm 2020
a) Thủy sản: Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 9 tháng ước đạt 307.934 tấn (trong đó tôm 125.124 tấn), đạt 76,98 % KH, tăng 4,22% CK. Diện tích nuôi trồng thủy sản 137.295 ha, diện tích thu hoạch 124.493 ha, sản lượng nuôi trồng 209.398 tấn (trong đó tôm 115.541 tấn), đạt 73,73 % KH, tăng 6,18% CK.Toàn tỉnh hiện có 1.142 chiếc tàu cá đăng ký, đăng kiểm (tổng công suất 215.652 CV; tổng số thuyền viên 6.767 người); sản lượng khai thác 98.536 tấn (trong đó tôm 9.583 tấn), đạt 84,94% KH, giảm 0,28% CK.
b) Nông nghiệp: Diện tích canh tác lúa 100.166 ha, diện tích gieo trồng 147.760 ha, diện tích đã thu hoạch 116.539 ha, sản lượng lúa đạt 754.147 tấn, đạt 65,58 %KH và giảm 5,88% CK.Cây thực phẩm xuống giống 14.648 ha, đã thu hoạch 12.927 ha, sản lượng ước đạt 141.400 tấn, đạt 76,43 %KH, tăng 33,04% CK.Đàn heo 180.400 con (đạt 90,20%KH, tăng 27,00% CK); đàn trâu, bò 3.610 con (đạt 97,57 %KH và tăng 0,89% CK); đàn dê 10.860 con (đạt 98,73 %KH và tăng 2,54% CK); đàn gia cầm 2.953.000 con (trong đó đàn gà 1.199.000 con), đạt 98,43 %KH và tăng 0,50% CK. Công tác phòng, chống bệnh dịch tả heo Châu Phi luôn được quan tâm chỉ đạo ứng phó; tuy nhiên từ ngày 16/6/2020 đến ngày 02/9/2020 dịch tả heo Châu Phi đã phát sinh trở lại ở 10 hộ chăn nuôi thuộc địa bàn 07 khóm, ấp của 05 xã, phường thuộc thành phố Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch Đông), thị xã Giá Rai (xã Tân Phong, Phường 1), huyện Hồng Dân (xã Ninh Quới A) và huyện Hòa Bình (xã Vĩnh Mỹ A), đã tiến hành tiêu hủy số heo bệnh, chết là 62 con. Chăn nuôi động vật hoang dã phát triển bình thường.
c) Lâm nghiệp: Tiếp tục quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển diện tích rừng hiện có; chăm sóc diện tích rừng trồng. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: Các loài Điêng điểng, diệc, cò, vạc, còng cọc về cư trú; không có hiện tượng dịch bệnh ở động vật hoang dã và sinh vật gây hại cây rừng. Tổ chức thực hiện tốt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2019-2020 tại Vườn chim Bạc Liêu, kết quả không để xảy ra cháy rừng.
d) Diêm nghiệp: Diện tích sản xuất muối 1.576 ha (trong đó muối trải bạt 69,7 ha); sản lượng thu hoạch 92.292 tấn (trong đó muối trắng 7.241 tấn), đạt 174,14% KH, tăng 75,87% cùng kỳ. Lượng muối tồn trong dân 45.418 tấn; hướng dẫn diêm dân nuôi trồng thủy sản trên đất muối đã thu hoạch.
e) Xây dựng nông thôn mới (XDNTM): Theo dõi tình hình XDNTM của các huyện, thị xã, thành phố. Toàn tỉnh có 46/49 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 08 xã được công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao; có 67 ấp được công nhận ấp NTM kiểu mẫu. Thành phố Bạc Liêu đang đề nghị Trung ương xem xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; thực hiện quy trình thẩm định cấp tỉnhhuyện Hồng Dân (chưa đạt tiêu chí: Quy hoạch, giáo dục) và huyện Vĩnh Lợi (chưa đạt tiêu chí: Quy hoạch, văn hóa), các huyện đang bổ sung, hoàn thiện tiêu chí và đề nghị các ngành phụ trách thẩm định lại.
f) Về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Đến nay đã công nhận được 52 sản phẩm OCOP (với 37 sản phẩm 3 sao và 15 sản phẩm 4 sao).
2. Một số giải pháp thực hiện 3 tháng cuối năm 2020
a) Nuôi trồng và khai thác thủy sản:
- Nuôi trồng thủy sản: Tiếp tục hướng dẫn nông dân thực hiện Lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2020; khuyến cáo các mô hình nuôi bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn lợi ích với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Phân công cán bộ chuyên ngành thủy sản bám sát địa bàn, nắm tình hình nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn xử lý tôm nuôi bị dịch bệnh, cải tạo ao đầm, bơm bùn đáy ao ra môi trường,...;tiếp tục cấp mã số cho các cơ sở, vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản năm 2020. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi tôm; mở rộng diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh (đặc biệt là các công ty doanh nghiệp); tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trong dân;tăng cường các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Tiếp tục tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về chất lượng, giá cả vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản, về quản lý môi trường. Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trên địa bàn. Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước”. Tiếp tụcđề xuất xem xét, tuyển chọn và tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty, Doanh nghiệp có các dự án đáp ứng đủ điều kiện về tiêu chí để đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, làm cơ sở lan tỏa và từng bước đầu tư xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
- Khai thác đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển thủy sản theo quy định hiện hành; các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá và đăng ký, đăng kiểm tàu cá; thường xuyên cập nhật sản lượng khai thác thủy sản,số lượng tàu thuyền, lực lượng thuyền viên; kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản trên biển, xử lý các trường hợp vi phạm; cấp sổ và hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng ghi nhật ký khai thác thủy sản; hướng dẫn các chủ tàu sơn đánh dấu tàu cá hoạt động trên các vùng biển; cấp giấy chứng nhận khai thác thủy sản cho các tàu cá phục vụ chế biến xuất khẩu vào thị trường Châu Âu; nhân rộng các mô hình khai thác hải sản theo tổ, đội; tuyên truyền về ranh giới biển và vùng khai thác cho các tàu khai thác xa bờ, các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hướng dẫn ngư dân thực hiện tốt việc bảo quản sản phẩm sau khai thác. Thường xuyên theo dõi diễn biến bất thường của thời tiết và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng có liên quan nắm chắc diễn biến tình hình an ninh trên biển để kịp thời chỉ đạo và đề xuất các giải pháp phù hợp hỗ trợ ngư dân yên tâm sản xuất trên biển.
b) Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi
- Trồng trọt:Chỉ đạo chăm sóc các trà lúa hiện có. Tiếp tục xây dựng mô hình điểm cánh đồng lớn và liên kết tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định được phê duyệt. Thường xuyên theo dõi tình hình khí tượng, thủy văn và thực hiện đồng bộ các biện pháp ứng phó ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân giúp nông dân giảm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện và xử lý kịp thời các ổ sâu bệnh; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo, thông báo, hướng dẫn nông dân phòng trị sâu, bệnh gây hại lúa, chú ý rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, chuột,... thông báo đột xuất khi sâu bệnh phát sinh bất thường. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch phát triển mô hình tôm sạch, lúa an toàn áp dụng theo quy trình hữu cơ; Kế hoạch sản xuất giống lúa ST 24 và ST 25 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Tiếp tục phát triển rau màu chuyên canh trên đất rẫy; đưa màu xuống ruộng ở những nơi có điều kiện; khuyến cáo cơ cấu giống rau màu phù hợp với từng vùng sản xuất trong tỉnh (các loại dưa, bầu, bí, khổ qua, măng tây, các loại rau, đậu thực phẩm); thực hiện Chương trình IPM trên rau và hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh trên rau màu. Hướng dẫn quy trình sản xuất, tập huấn kỹ thuật cho nông dân sản xuất rau an toàn (Măng tây xanh, hẹ bông, hành tím, rau các loại,...) gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Chăn nuôi, thú y: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm theo Công điện khẩn số 735/CĐ-BNN-TY ngày 03/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm; công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc (nhất là dịch tả heo Châu Phi, LMLM, heo tai xanh); hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cho người dân tái đàn heo theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở. Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh gia súc; gia cầm; vận động người dân chăn nuôi theo phương thức trang trại, gia trại, an toàn sinh học, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ và tiếp tục cấp sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng, các cơ sở ấp trứng thủy cầm.Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, buôn bán vận chuyển gia súc, gia cầm xuất nhập tỉnh; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ động vật và kinh doanh, buôn bán sản phẩm động vật; thực hiện công tác quản lý nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, nhất là các khu vực nội thành, nội thị. Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố thực hiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, quan tâm đến chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo chuỗi liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã.Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tiêm phòng vaccin cho gia súc, gia cầm; thực hiện phun xịt sát trùng môi trường chăn nuôi đợt II; lấy mẫu giám sát chủ động xác định sự lưu hành của virus cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống, điểm trung chuyển và tại các hộ nuôi gia cầm. Tăng cường công tác phòng chống bệnh Dại chó.
c) Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng:Tiếp tục tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng; tuần tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện các hợp đồng giao khoán quản lý, bảo vệ rừng; kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến, cất giữ lâm sản trên địa bàn toàn tỉnh. Theo dõi tình hình diễn biến tài nguyên rừng (động, thực vật rừng),giám sát chặt chẽ diễn biến quần thể chim hoang dã; xây dựng Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2020-2021 tại Vườn chim Bạc Liêu; Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
d) Diêm nghiệp:Theo dõi biến động giá muối và lượng muối còn tồn đọng trong dân; xây dựng kế hoạch sản xuất muối vụ mùa 2020-2021.
e) Về XDNTM:Tiếp tục theo dõi tình hình XDNTM ở các huyện, thị xã, thành phố; trình công nhận 03 xã còn lại của huyện Đông Hải. Phấn đấu đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 49/49 xã đạt chuẩn NTM; 05/07 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; có ít nhất 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (huyện Phước Long 07 xã; thành phố Bạc Liêu 03 xã; các huyện còn lại, mỗi huyện có 01 xã đạt chuẩn NTM nâng cao); 02 xã của huyện Phước Long đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
f) Về OCOP: Tổ chứcHội nghị sơ kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020, và triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục thực hiện quy trình hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP về trang thiết bị, thiết kế logo, bao bì sản phẩm./.