Liên kết web
Thống kê truy cập

null Các phương tiện cứu sinh trên biển

Kinh nghiệm nhà nông
Thứ sáu, 12/12/2014, 09:33
Màu chữ Cỡ chữ
Các phương tiện cứu sinh trên biển

Xuồng cứu sinh: Xuồng cứu sinh là một phương tiện cấp cứu tập thể dùng trên các tàu có kích thước lớn nhằm duy trì cuộc sống của cán bộ, thuyền viên khi tàu đắm và chờ đợi tàu cứu. Số lượng và kích thước của xuồng cứu sinh phụ thuộc vào kích thước của tàu và số lượng thuyền viên trên tàu, v, v, … Để đảm bảo cho người bị nạn ở trên xuồng có thể duy trì cuộc sống và tiếp tục hành trình, mỗi xuồng được trang bị lương thực, nước ngọt, thuốc cấp cứu, cột buồm, mái chèo, dầu thắp sáng, còi hoặc phương tiện để phát âm hiệu, máy thu phát tín hiệu, v, v, … có đủ số lượng và chất lượng.

 

 

            

            

             Ảnh: Minh hoạ

 

 

Xuồng cứu sinh luôn được treo trên giá đỡ ở tư thế sẵn sàng làm việc. Xuồng phải được bảo quản, chăm sóc một cách thường xuyên và chu đáo, đảm bảo an toàn với độ tin cậy cao nhất.

 

Bè cứu sinh: Bè cứu sinh cũng là một phương tiện cấp cứu tập thể, gồm có hai loại: Bè cứu sinh bơm hơi và bè cứu sinh loại cứng. Trên bè phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị theo quy định để giúp cho người ở trên bè có thể hoạt động bình thường. Số lượng người tối đa mà bè có thể chở được không vượt quá 25 người đối với loại bè bơm hơi và không vượt quá 30 người với loại bè cứng. Bè bơm hơi phải được đặt trong hòm có sức nổi riêng và có khả năng chịu đựng sự hao mòn do môi trường. Hòm chứa bè phải được đặt ở nơi thuận tiện và có khả năng thả xuống nước nhanh chóng trong trường hợp cấp cứu. Bè cứng cũng phải được đặt ở vị trí thuận lợi để khi cần thiết có thể sử dụng dễ dàng và trong điều kiện tàu bị đắm bè vẫn có thể nổi được.

 

Phao cứu sinh cá nhân: Là một phương tiện cấp cứu dùng cho người. Phao được bố trí ở những nơi có khả năng ném nhanh xuống nước. Số lượng phao trang bị trên tàu tùy thuộc vào tính chất, cỡ loại và phạm vi hoạt động của tàu.

 

Áo phao cứu sinh: Cũng là một phương tiện cấp cứu cá nhân trên biển. Khi sử dụng, áo phao được buộc chặt vào người, giúp cho người bị nạn khi bất tỉnh vẫn có khả năng nổi ngửa mặt khỏi mặt nước với tư thế nghiêng đứng về phía sau. Số lượng áo phao trang bị trên tàu tùy thuộc vào số lượng người trên tàu. Tất cả các tàu phải trang bị tối thiểu cho mỗi thuyền viên một áo phao đảm bảo chất lượng tốt. Phao phải được đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng khi cần.

(Thông tin theo Sổ tay đi biển cho ngư dân).

 

Trần Lý Hoàng Phương

Số lượt xem: 300

Tin đã đưa
© SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823826. Fax: 02913.823944  Email: snnptnt@baclieu.gov.vn