Liên kết web
Thống kê truy cập

null Bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân

Nông thôn mới
Chủ nhật, 20/03/2011, 15:25
Màu chữ Cỡ chữ
Bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân

Trong đó  thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại các tỉnh Nam Ðịnh, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Ðồng Tháp.  Bảo  hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Ðồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Ðịnh, Bình Dương và Hà Nội. Bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

Ðể tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN, Nhà nước sẽ trợ giúp 100% phí bảo hiểm; đối với hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp được  trợ giúp 80% phí bảo hiểm, và  trợ giúp 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp; các tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN được  trợ giúp 20% phí bảo hiểm. Rủi ro được bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm là thiên tai như bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá và các loại rủi ro thiên tai khác... Việc bồi thường bảo hiểm được thực hiện theo quy định hiện hành, hoặc bồi thường dựa trên chỉ số thời tiết, dịch bệnh, sản lượng có liên quan với thiệt hại.Việc thực hiện thí điểm BHNN sẽ được áp dụng từ ngày 1-7-2011 đến hết năm 2013.

Là quốc gia sản xuất nông nghiệp, có đến 70% dân số sống ở nông thôn, mỗi năm, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cướp đi  từ 13 đến 15 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, ngân sách Nhà nước hằng năm chỉ dành từ 200 đến 400 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân đối phó dịch bệnh, còn tỷ trọng tham gia bảo hiểm của nông dân rất thấp, chưa tới 1% tổng diện tích cây trồng, vật nuôi. Quyết định số 315/QÐ-TTg  nhằm giúp người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và phần nào giảm sự thiệt hại khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

Vấn đề đặt ra là để việc thí điểm BHNN đạt hiệu quả cao, hạn chế thất thoát lãng phí, nhất là tránh việc bị lợi dụng, hoặc không sát với tình hình sản xuất của người dân, các địa phương được thí điểm BHNN cần xác định rõ các trường hợp rủi ro được bảo hiểm và bồi thường. Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ phải đáp ứng đủ các điều kiện là có đối tượng được bảo hiểm theo quy định; có quyền lợi được bảo hiểm; tham gia thí điểm BHNN và đóng phí bảo hiểm thuộc phần trách nhiệm của mình; thực hiện sản xuất, canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, phòng dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các tỉnh, thành phố có thể triển khai thí điểm trên toàn địa bàn, hoặc tại một số huyện, xã tiêu biểu sau đó cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời. Ðối với các doanh nghiệp bảo hiểm được chọn triển khai thí điểm BHNN phải là những doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, đáp ứng khả năng thanh toán theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có hệ thống công ty, chi nhánh, văn phòng giao dịch tại địa bàn triển khai, với đội ngũ nhân viên làm bảo hiểm có trình độ chuyên môn cao, am hiểu lĩnh vực nông nghiệp.

Theo Linh Anh – Báo Nhân Dân

Số lượt xem: 294

© SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823826. Fax: 02913.823944  Email: snnptnt@baclieu.gov.vn