Liên kết web
Thống kê truy cập

null Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với vùng sản xuất hàng hóa

Nông thôn mới
Thứ năm, 14/05/2020, 08:47
Màu chữ Cỡ chữ
Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với vùng sản xuất hàng hóa

Trong những năm qua, nhất là sau khi Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được tỉnh Bạc Liêu xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp người dân Bạc Liêu tăng thêm thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo và từng bước thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

                    Lễ khai giảng lớp kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho vịt tại xã Phong Tân, TX Giá Rai

Thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, với sự quan tâm của chính quyền các cấp, công tác đào tạo nghề nông nghiệp luôn được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả; đào tạo nghề theo nhu cầu của người học, theo nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao năng lực đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh; tập trung đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân nòng cốt, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đào tạo nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới, v, v, ...

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh mở 139 lớp nghề đào tạo dưới 03 tháng cho 4.163 học viên là lao động nông thôn với các nghề như: Kỹ thuật nuôi tôm sú, kỹ thuật nuôi cá sặc rằn, kỹ thuật nhân giống lúa (cấp xác nhận và cấp nguyên chủng), kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà, v, v, ... Thông qua các lớp đào tạo nghề đã giúp cho lao động nông thôn cơ bản nắm được các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và từng bước mạnh dạn đầu tư, áp dụng vào sản xuất thực tế tại hộ gia đình, như: Mở rộng sản xuất, đầu tư thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất, chuyển đổi nghề mới trong điều kiện tư liệu sản xuất hiện có của gia đình, v, v, … góp phần giải quyết được thời gian nhàn rỗi và giúp tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, sau khi được đào tạo đã giúp lao động nông thôn linh hoạt, chủ động trong việc sản xuất ra hàng hóa đáp ứng với yêu cầu thị trường; nhận thức rộng hơn về tổ chức liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm “liên kết 4 nhà”; sản xuất hàng hóa tập trung; v, v, ...

Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung còn gặp nhiều khó khăn, do số lượng các lớp nghề nông nghiệp được mở chưa tương xứng với nhu cầu tại các ấp, xã, thị trấn có vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh; việc liên kết tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung tại các địa điểm đào tạo chưa được chặt chẽ, còn thiếu doanh nghiệp tham gia đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Để đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2020 có 55% lao động nông thôn qua đào tạo, trong đó có 42.000 người học nghề nông nghiệp. Trong thời gian tới, cần thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với vùng sản xuất hàng hóa, cụ thể: Cần tổ chức mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp tập trung tại các ấp có vùng sản xuất hàng hóa, như: Nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, sản xuất muối, v, v,  ... Đồng thời đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, “liên kết 4 nhà” tại các địa điểm mở lớp theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Đây là một trong những hướng đi hiệu quả và bền vững, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế từ cây trồng, vật nuôi cho lao động nông thôn, góp phần phát triển bền vững cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu./.

Số lượt xem: 2395

Tin đã đưa
© SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823826. Fax: 02913.823944  Email: snnptnt@baclieu.gov.vn